MeWeb
Tận Tâm - Trách Nhiệm - Chuẩn SEO - Thân Thiện

Brand Health là gì? Cách đo lường sức khỏe thương hiệu

Bài viết có hưu ích với bạn không?

Brand Health – Sức khỏe thương hiệu là một khái niệm không xa lạ gì với những marketer. Đã bao giờ, bạn đo lường hiệu quả các hoạt động truyền thông tới độ phủ sóng của thương hiệu của bạn chưa? Bạn có biết, bằng chính những chỉ số định tính, bạn có thể dễ dàng đo lường brand health của doanh nghiệp mình? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Brand Health là gì?

Brand Health (Sức khỏe thương hiệu) là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực marketing để đánh giá tình trang và hiệu quả của một thương hiệu trên thị trường. Nó thể hiện sức mạnh và giá trị của thương hiệu đối với khách hàng và các bên liên quan khác, đồng thời cho biết mức độ cạnh tranh của thương hiệu đó trong ngành hàng tương ứng.

Sức khỏe thương hiệu thường được đo lường thông qua một loạt các chỉ số, bao gồm: Brand Positining, Brand Awareness, Brand Equity, Brand Perception, Brand Delivery, Employee Engagement và nhiều chỉ số khác. Sức khỏe thương hiệu còn liên quan đến các chỉ số tài chính như doanh số bán hàng, doanh thu và lợi nhuận.

Những chỉ số trên giúp bạn phân tích và lắp ghép chúng thành một bức tranh tổng thể về tình hình sức khỏe thương hiệu của bạn. Ngoài ra còn cung cấp thông tin cho các nhà quản lý thương hiệu về cách cải thiện hoặc bảo tồn tình trạng của thương hiệu đó trên thị trường.

2. Tại sao phải đo lường Brand Health?

Sức khỏe thương hiệu (Brand Health) đo lường khả năng của thương hiệu trong việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ

Các số liệu về sức khỏe thương hiệu giúp doanh nghiệp hiểu sâu sắc hơn về tâm lý và mức độ hài lòng của khách hàng, từ đó xác định các lĩnh vực cần cải thiện hoặc tận dụng lòng trung thành của khách hàng để tăng doanh số. Ngoài ra, các số liệu này cũng cung cấp thông tin chi tiết về cách khách hàng cảm nhận về thương hiệu, từ đó giúp doanh nghiệp tạo ra các chiến dịch tiếp thị hiệu quả hơn.

Việc đo lường sức khỏe thương hiệu cũng giúp các công ty dự đoán xu hướng tương lai trên thị trường và phát triển các chiến lược để đi trước đối thủ cạnh tranh. Thông tin chi tiết về sức khỏe thương hiệu còn giúp doanh nghiệp xác định nhu cầu của khách hàng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ hiệu quả hơn.

3. Các thành phần trong Brand Health

Tổng quát lại, brand health bao gồm ba thành phần chính:

Thành phần Brand Health
(Nguồn: (C) 2017 B2B International)
  • Awareness và Usage (Nhận biết và công dụng): Trước tiên, khách hàng phải biết thương hiệu của bạn là gì, cung cấp sản phẩm gì, công dụng và tính năng của sản phẩm đó như thế nào,…
  • Positioning: Một khi đã nhận biết, khách hàng cần phải định vị trong tâm trí về sự khác biệt của thương hiệu bạn với đối thủ. Ví dụ, nhắc đến Coca – Cola là người ta nghĩ ngay đến loại nước ngọt có ga giá rẻ (không phải nước khoáng thiên nhiên); Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất Thế giới (không phải mạng xã hội có nhiều người dùng); Apple là công ty công nghệ bán các thiết bị di động, laptop sang trọng, kiểu dáng đẹp (không phải hàng điện thoại Tàu giá rẻ).
  • Delivery: Khi đã định hình được trong tâm trí của khách hàng, bạn còn có nhiệm vụ truyền tải chính xác ý nghĩa và giá trị của thương hiệu, khiến cho khách hàng hài lòng khi sử dụng thương hiệu đó. Các doanh nghiệp lớn đã rất thành công trong việc này. Không ai nghĩ Apple là một thương hiệu chuyên cung cấp các loại điện thoại giá rẻ bình dân cả. Khách hàng cũng rất hài lòng khi sở hữu một chiếc điện thoại iPhone, dù nó khá là đắt tiền.

4. Các chỉ số đo lường sức khỏe & thành công của thương hiệu 

Nhận biết về thương hiệu (Brand awareness)

Brand awareness, hay còn gọi là nhận biết thương hiệu, là mức độ mà khách hàng có thể nhận biết và nhớ đến thương hiệu của bạn trong lĩnh vực hoạt động của bạn. Nó là một yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing của một doanh nghiệp vì nó giúp xây dựng sự tín nhiệm và sự tin cậy của khách hàng đối với thương hiệu.

Các hình thức của Brand Awareness bao gồm:

  • Brand Recall (nhớ đến thương hiệu): Khách hàng có thể nhớ đến thương hiệu của bạn mà không cần có bất kỳ sự giúp đỡ nào.
  • Brand Recognition (nhận ra thương hiệu): Khách hàng có thể nhận ra thương hiệu của bạn khi thấy logo, slogan hoặc bất kỳ yếu tố truyền thông nào liên quan đến thương hiệu của bạn.
  • Top of Mind Awareness (TOMA): Đây là mức độ mà thương hiệu của bạn được khách hàng nhắc đến đầu tiên khi nói về sản phẩm hoặc dịch vụ trong lĩnh vực của bạn.

Danh tiếng thương hiệu (Brand Reputation)

Danh tiếng thương hiệu (Brand Reputation) là mức độ tin cậy và đáng tin cậy của một thương hiệu trong mắt khách hàng và người tiêu dùng. Nó phản ánh cảm nhận của khách hàng về thương hiệu, được hình thành dựa trên những trải nghiệm trực tiếp và gián tiếp mà họ có với sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của thương hiệu.

Theo Statista, Amazon đã vượt qua vị trí của Apple để trở thành thương hiệu giá trị nhất

thế giới 2023

Một danh tiếng thương hiệu tích cực sẽ giúp thu hút khách hàng mới, tạo lòng tin và sự tín nhiệm từ khách hàng hiện tại và giúp củng cố vị thế của thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên, một danh tiếng thương hiệu xấu có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc như mất khách hàng, sự mất mát của thị phần và giảm doanh số bán hàng.

Sự gắn kết của nhân viên (Employee engagement)

Sự gắn kết của nhân viên là thước đo động lực của nhân viên khi làm việc cho một tổ chức và mức độ hài lòng của họ với công việc. Các số liệu về sức khỏe thương hiệu giúp các tổ chức hiểu được liệu nhân viên có hài lòng, gắn bó và trung thành với công ty hoặc liệu có chỗ cần cải thiện trong quá trình xây dựng văn hoá công ty và gắn kết đội ngũ hay không.

Định vị thương hiệu (Brand positioning)

Brand positioning là việc định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Nó đề cập đến cách mà thương hiệu của bạn được thị trường nhận biết và định vị trong tâm trí khách hàng.

Định vị thương hiệu giúp xác định vị trí cạnh tranh của thương hiệu của bạn trong thị trường và giúp phân biệt nó với các thương hiệu khác trong ngành. Nó cũng giúp bạn tạo ra các thông điệp truyền thông và marketing phù hợp với vị trí của thương hiệu của bạn.

Một định vị thương hiệu tốt sẽ giúp khách hàng hiểu rõ giá trị của thương hiệu và vì sao nó khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Nó cũng giúp tạo ra một kết nối cảm xúc giữa khách hàng và thương hiệu của bạn.

Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) là thương hiệu ngân hàng duy nhất nằm

trong top thương hiệu giá trị nhất thế giới 2023 của Statista

Để định vị thương hiệu của bạn, bạn cần phải xác định được các yếu tố khác nhau như điểm mạnh, điểm yếu, giá trị cốt lõi, mục tiêu khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Bằng cách xác định được những yếu tố này, bạn có thể tạo ra một định vị thương hiệu rõ ràng và hiệu quả để thu hút và giữ chân khách hàng trung thành.

Thị phần thảo luận (Share of voice)

Thị phần thảo luận (Share of voice) là một chỉ số trong marketing để đo lường mức độ thảo luận về thương hiệu của bạn trong lĩnh vực hoạt động của bạn so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này thường được đo bằng tỷ lệ phần trăm giữa lượng thảo luận về thương hiệu của bạn và lượng thảo luận của toàn bộ thị trường.

Share of voice thường được sử dụng trong các chiến lược marketing của các thương hiệu để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch truyền thông và xác định mức độ ảnh hưởng của các hoạt động truyền thông trên thị trường.

Không chỉ giúp đo lường hiệu quả của các chiến dịch truyền thông mà  share of voice còn giúp bạn xác định điểm mạnh và yếu của thương hiệu của bạn so với các đối thủ cạnh tranh, từ đó giúp bạn xác định các chiến lược tiếp thị phù hợp để nâng cao thương hiệu của mình và tăng thị phần trên thị trường.

Xem thêm  DỊCH VỤ THIẾT KẾ WEBSITE VẬN TẢI

Chỉ số đo lường sự hài lòng (Net promoter score)

Net Promoter Score (NPS) là một chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu. NPS được sử dụng phổ biến trong marketing để đánh giá mức độ hài lòng và trung thành của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ.

Cách tính toán NPS rất đơn giản, khách hàng được yêu cầu trả lời một câu hỏi duy nhất: “Trên thang điểm từ 0 đến 10, bạn sẽ khuyên thương hiệu của chúng tôi cho người khác hay không?” Khách hàng sẽ trả lời bằng một số từ 0 đến 10, trong đó 0 là không có khả năng khuyên và 10 là hoàn toàn chắc chắn sẽ khuyên. Sau đó, khách hàng được phân loại thành ba nhóm: Promoter (điểm từ 9-10), Passives (điểm từ 7-8) và Detractors (điểm từ 0-6).

Tỷ lệ NPS được tính bằng cách trừ tỷ lệ Detractors từ tỷ lệ Promoters. Kết quả sẽ nằm trong khoảng từ -100 đến +100. Kết quả dương có nghĩa là tỷ lệ Promoters cao hơn Detractors, cho thấy mức độ hài lòng của khách hàng cao. Kết quả âm có nghĩa là tỷ lệ Detractors cao hơn Promoters, cho thấy mức độ hài lòng của khách hàng thấp.

Ghi nhớ thương hiệu (Unprompted brand recall)

Ghi nhớ thương hiệu (Unprompted brand recall) là khả năng của người tiêu dùng để gợi nhớ thương hiệu một cách tự nhiên, mà không cần bất kỳ sự khuyến khích hay gợi nhắc từ bên ngoài. Nếu một thuowgn hiệu có Brand Recall cao, nghĩ là nó được nhớ đến và gắn liền với khách hàng, khiến cho họ dễ dàng nhận ra và nhớ đến sản phẩn hoặc dịch vụ của thương hiệu đó so với các thương hiệu cạnh tranh.

Lợi nhuận của Google giảm mạnh

Google là cái tên đầu tiên được nghĩ đến khi nhắc đến các công cụ tìm kiếm

Tài sản thương hiệu (Brand equity)

Tài sản thương hiệu (brand equity) là giá trị tài chính và phi tài chính được xác định bởi tầm nhìn của khách hàng về thương hiệu. Nó được xem là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong việc đo lường sức khỏe thương hiệu.

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu bao gồm:

  1. Nhận thức: Khả năng của khách hàng nhận biết thương hiệu và sản phẩm của nó.
  2. Sự khác biệt: Sự khác biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh.
  3. Giá trị: Giá trị mà khách hàng cảm thấy họ nhận được từ sản phẩm hoặc dịch vụ.
  4. Độ tin cậy: Khả năng của thương hiệu để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đáng tin cậy và chất lượng cao.
  5. Kiến thức: Khả năng của thương hiệu để cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về sản phẩm hoặc dịch vụ của nó.

Tài sản thương hiệu có thể được đo lường bằng cách sử dụng các phương pháp như định giá tài sản thương hiệu (brand valuation), phân tích giá trị thương hiệu (brand value analysis) và nghiên cứu nhận thức thương hiệu (brand perception research).

Thời gian truy cập website (Time on the website)

Thời gian truy cập website là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe thương hiệu, đặc biệt là trong kinh doanh trực tuyến. Nó cho biết tốc độ tải trang web của bạn, bao lâu người dùng đã ở trên trang web của bạn và thường xuyên quay lại xem nội dung của bạn không?

Thời gian truy cập website thường được tính bằng số giây hoặc phút mà một người dùng truy cập trang web của bạn. Thời gian truy cập website cao cho thấy rằng người dùng đã quan tâm đến nội dung của bạn và có xu hướng duy trì sự tương tác. Điều này có thể dẫn đến mức độ tương tác cao hơn, tăng khả năng chuyển đổi và tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng.

Ngoài ra, việc có một trang web tải chậm hoặc mất nhiều thời gian để truy cập có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng và ảnh hưởng đến niềm tin của họ đối với thương hiệu. Nếu trang web của bạn tải chậm khách hàng có thể bỏ qua nó và chuyển sang đối thủ cạnh tranh của họ. Đồng thời, thời gian truy cập càng nhanh, khả năng khách hàng trở lại và mua sắm trên trang web sẽ càng tăng. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe thương hiệu của mình, doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng trang web của họ được tối ưu hóa để tải nhanh và trải nghiệm của khách hàng được cải thiện.

Lượng khách quay lại (Returning visitors)

Lượng khách quay lại (Returning visitors) là chỉ số đo lường sự tương tác của khách hàng với trang web của thương hiệu. Nó đo lường tỷ lệ lượng khách truy cập trang web đã quay lại truy cập trang web trong một khoảng thời gian cụ thể sau khi họ đã truy cập lần đầu tiên. Số liệu này có thể cung cấp những hiểu biết có giá trị về lòng trung thành của khách hàng, sự công nhận thương hiệu và sự hài lòng tổng thể.

Cân nhắc thương hiệu (Brand Consideration)

Brand Consideration (hay còn gọi là Brand Consideration Score) là một chỉ số đo lường mức độ người tiêu dùng xem xét thương hiệu của bạn khi họ chuẩn bị thực hiện một quyết định mua hàng. Chỉ số này cho biết tần suất mà khách hàng xem xét thương hiệu của bạn trong quá trình họ tìm kiếm, so sánh và lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ.

Chỉ số Brand Consideration càng cao thì khả năng khách hàng chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn càng tăng. Tuy nhiên, để nâng cao Brand Consideration, bạn cần tạo ra một chiến lược marketing toàn diện, chăm sóc khách hàng tốt, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng và tạo ra trải nghiệm mua hàng tốt cho khách hàng.

Tương tác thương hiệu (Brand Associations)

Tương tác thương hiệu (Brand Associations) là khái niệm chỉ những kết nối giữa một thương hiệu và những ấn tượng, giá trị, tình cảm mà khách hàng, cộng đồng và đối tác gắn liền với thương hiệu đó. Điều này có thể đến từ trải nghiệm, quan điểm, giá trị, tầm nhìn, sự kỳ vọng, tâm trạng và các yếu tố khác. Tương tác thương hiệu là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và cộng đồng, đồng thời giúp thương hiệu có được vị thế, sự tín nhiệm và trở nên đặc biệt hơn trong mắt người tiêu dùng.

Các tương tác thương hiệu phổ biến bao gồm:

  1. Ký ức: Những ký ức cá nhân và cộng đồng về thương hiệu, bao gồm những trải nghiệm, cảm nhận và kết quả liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu đó.
  2. Giá trị: Các giá trị, tôn chỉ và nguyên tắc mà thương hiệu đại diện và chú trọng trong hoạt động kinh doanh, bao gồm tình cảm, trách nhiệm xã hội, chất lượng, đổi mới và độ tin cậy.
  3. Cảm xúc: Những cảm xúc và tình cảm mà thương hiệu gợi lên ở khách hàng và cộng đồng, bao gồm sự vui mừng, tự hào, cảm thông, tương tác xã hội, động lực và sự kết nối.
  4. Phong cách: Những yếu tố liên quan đến phong cách, thiết kế và quảng cáo của thương hiệu, bao gồm những thông điệp, hình ảnh và kết hợp màu sắc, font chữ, đồ họa, âm nhạc và những thứ khác.
  5. Tính cách: Những đặc điểm, tính cách và nét đặc trưng mà thương hiệu truyền tải, bao gồm sự nghiêm túc, hài hước, thông minh, truyền thống và độc đáo.

Lòng trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty)

Brand Loyalty, hay sự lòng trung thành đối với thương hiệu, là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe thương hiệu của một tổ chức. Khi khách hàng cảm thấy hài lòng và có niềm tin vào sản phẩm và dịch vụ của một thương hiệu, họ sẽ có xu hướng mua lại sản phẩm đó và giới thiệu thương hiệu đó đến với người khác. Lòng trung thành của khách hàng không chỉ giúp đẩy mạnh doanh số bán hàng, mà còn giúp tạo dựng một hình ảnh tích cực và đáng tin cậy cho thương hiệu. Sự lòng trung thành cũng giúp giảm chi phí quảng cáo và tiếp thị, bởi vì khách hàng sẽ tự động quảng bá thương hiệu đến với người khác thông qua kinh nghiệm sử dụng sản phẩm.

Sự ủng hộ đối với thương hiệu (Brand Advocacy)

Sự ủng hộ đối với thương hiệu (Brand Advocacy) là một chỉ số đo lường sức khỏe thương hiệu quan trọng, đo lường mức độ mà khách hàng hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ của một thương hiệu và sẵn sàng giới thiệu cho người khác. Điều này đòi hỏi khách hàng có một trải nghiệm tích cực và thích thú với thương hiệu đến mức họ muốn chia sẻ với những người khác và khuyến khích họ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu đó.

Để đo lường sự ủng hộ đối với thương hiệu, các marketer có thể sử dụng các phương pháp đo lường như:

  1. Khảo sát khách hàng: Hỏi khách hàng về cảm nhận và suy nghĩ của họ về sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu, cũng như xem họ có sẵn sàng giới thiệu thương hiệu cho người khác hay không.
  2. Đánh giá mạng xã hội: Theo dõi hoạt động của người dùng trên mạng xã hội, bao gồm cách họ tương tác với thương hiệu, đăng bài về thương hiệu, và đưa ra ý kiến, đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.
  3. Đánh giá sự tương tác của khách hàng trên trang web: Theo dõi hành vi của khách hàng trên trang web, bao gồm cách họ chia sẻ, like và đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.
Xem thêm  TOP 9+ kênh Youtube tự học Digital Marketing hay nhất 2023

Nhận thức về thương hiệu (Brand Perception)

Nhận thức về thương hiệu (Brand Perception) là cách mà khách hàng đánh giá và nhận thức về thương hiệu của một công ty. Nó liên quan đến cảm nhận và quan điểm của khách hàng về thương hiệu, bao gồm cả những ấn tượng ban đầu và những trải nghiệm sau đó.

Nếu khách hàng có một nhận thức tích cực về thương hiệu, họ sẽ dễ dàng hơn để tiếp nhận sản phẩm hoặc dịch vụ mới của công ty và sẽ cảm thấy tự tin hơn trong việc giới thiệu thương hiệu cho người khác. Do đó, đối với một công ty, nỗ lực để tạo ra một Brand Perception tích cực là vô cùng quan trọng để xây dựng và duy trì một sức khỏe thương hiệu mạnh mẽ và bền vững trên thị trường.

THỰC ĐƠN STARBUCKS - AEON Mall Bình Tân

Starbucks là một trong những thương hiệu có độ nhận diện cao nhất thế giới

Khối lượng tìm kiếm thương hiệu (Brand Search Volume)

Khối lượng tìm kiếm thương hiệu (Brand Search Volume) là một trong những chỉ số đo lường sức khỏe thương hiệu quan trọng. Chỉ số này đo lường số lượng lượt tìm kiếm về thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, và các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn, vv.

Khối lượng tìm kiếm thương hiệu cho biết mức độ quan tâm và tìm kiếm của khách hàng đối với thương hiệu đó. Nó cũng thể hiện sự phổ biến của thương hiệu và mức độ tầm ảnh hưởng của nó đến khách hàng.

Tình cảm thương hiệu (Brand Sentiment)

Brand Sentiment là một khái niệm trong đo lường sức khỏe thương hiệu, thể hiện cảm nhận và suy nghĩ của khách hàng về thương hiệu đó. Nó thường được đo bằng cách phân tích các bình luận, đánh giá và phản hồi của khách hàng trên các nền tảng truyền thông xã hội, các trang web đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ, hay các cuộc khảo sát.

Từ điểm nhìn của khách hàng, sự cảm nhận và quan điểm về thương hiệu có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng, lòng trung thành và đóng góp vào sự phát triển của thương hiệu. Nếu Brand Sentiment là tích cực, khách hàng sẽ cảm thấy kết nối với thương hiệu và có xu hướng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu đó. Ngược lại, nếu Brand Sentiment tiêu cực, khách hàng có thể từ chối thương hiệu và chuyển sang đối thủ cạnh tranh.

Here Is the Best Time to Buy MacBooks, Apple Watches & Other Apple Products | Reviews by Wirecutter

Apple sở hữu một số lượng người dùng trung thành lớn trên toàn thế giới

Phạm vi thương hiệu (Brand Reach)

Phạm vi thương hiệu (Brand Reach) là một trong những chỉ số quan trọng để đo lường sức khỏe của thương hiệu. Nó đo lường số lượng người mà thương hiệu đến được và tầm ảnh hưởng của nó đối với khách hàng tiềm năng. Khi thương hiệu đạt được phạm vi rộng, nó sẽ tạo ra nhiều cơ hội để tiếp cận và tương tác với khách hàng, tăng cường nhận thức về thương hiệu và đóng góp vào việc xây dựng tình cảm thương hiệu tích cực.

Các chỉ số phổ biến được sử dụng để đo lường phạm vi thương hiệu bao gồm:

  1. Số lượt truy cập trang web: Đây là số lượng người truy cập trang web của thương hiệu. Khi thương hiệu có nhiều lượt truy cập trang web, nó có thể tiếp cận với nhiều người hơn và tăng khả năng tiếp cận của nó với khách hàng tiềm năng.
  2. Số lượt tương tác trên mạng xã hội: Số lượt tương tác trên các trang mạng xã hội, bao gồm số lượng lượt chia sẻ, lượt thích, lượt theo dõi và bình luận, cũng cho thấy mức độ phổ biến và tầm ảnh hưởng của thương hiệu.
  3. Số lượng bài đăng quảng cáo: Số lượng bài đăng quảng cáo trên các kênh truyền thông khác nhau, bao gồm cả truyền hình, đài phát thanh, tạp chí và báo chí, cũng là một chỉ số quan trọng để đo lường phạm vi thương hiệu.
  4. Độ phủ của quảng cáo: Đây là số lượng người mà quảng cáo của thương hiệu đến được và số lần mà quảng cáo xuất hiện trên các kênh truyền thông khác nhau. Độ phủ của quảng cáo cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá phạm vi thương hiệu.

Mối quan hệ thương hiệu (Brand Affinity)

Mối quan hệ thương hiệu (Brand Affinity) là mức độ mà khách hàng có cảm tình và tương tác tích cực với thương hiệu. Nó thể hiện sự kết nối tinh thần giữa khách hàng và thương hiệu, được đo lường thông qua việc kiểm tra mức độ tương tác của khách hàng với thương hiệu trên các nền tảng khác nhau như mạng xã hội, trang web, email, sự kiện, quảng cáo, vv.

Các chỉ số đo lường mối quan hệ thương hiệu bao gồm:

  1. Tỷ lệ tương tác trên mạng xã hội: Tỷ lệ tương tác là tỷ lệ giữa số lần tương tác (như like, comment, share) và số lần đăng tải của thương hiệu trên các mạng xã hội.
  2. Lượng tương tác trên trang web: Bao gồm số lượt truy cập, trang đích và thời gian truy cập.
  3. Độ phủ của chiến dịch quảng cáo: Được đo bằng tỷ lệ giữa số người nhìn thấy quảng cáo và số người tiếp cận được.
  4. Sự kiện và hoạt động: Đo lường bằng số lượng khách tham dự, số lượng bài đăng trên mạng xã hội, và độ lan truyền của sự kiện.
  5. Email marketing: Bao gồm tỷ lệ mở email, tỷ lệ click vào link trong email và tỷ lệ chuyển đổi.

Tương tác của thương hiệu (Brand Engagement)

Brand Engagement là một khái niệm trong marketing dùng để chỉ tương tác giữa thương hiệu và khách hàng. Nó đánh giá mức độ tương tác của khách hàng với thương hiệu thông qua các hành động như like, comment, share, click, view hoặc mua sắm.

Các chỉ số đo lường tương tác thương hiệu bao gồm:

  1. Tỷ lệ tương tác trên mạng xã hội: Đây là chỉ số đo lường mức độ tương tác của khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Nó được tính bằng cách chia số lượt tương tác (like, comment, share) cho số lượng người tiếp cận với bài đăng.
  2. Tỷ lệ click-through: Đây là tỷ lệ giữa số lượt click vào quảng cáo hoặc nội dung và số lượt hiển thị của nó. Tỷ lệ này càng cao thì mức độ tương tác của khách hàng với thương hiệu càng tốt.
  3. Tỷ lệ mở email: Đây là chỉ số đo lường mức độ tương tác của khách hàng với email của thương hiệu. Tỷ lệ này càng cao thì mức độ quan tâm của khách hàng đối với thương hiệu càng tốt.
  4. Tổng số lượt tương tác: Đây là tổng số lượt tương tác của khách hàng với thương hiệu trên tất cả các kênh truyền thông.
  5. Tỷ lệ đăng ký: Đây là tỷ lệ giữa số lượt đăng ký và số lượt truy cập trên trang web của thương hiệu. Tỷ lệ này càng cao thì mức độ tương tác của khách hàng với thương hiệu càng tốt.
  6. Tỷ lệ chuyển đổi: Đây là tỷ lệ giữa số lượt mua sản phẩm và số lượt truy cập trên trang web của thương hiệu. Tỷ lệ này càng cao thì mức độ tương tác của khách hàng với thương hiệu càng tốt.

5. Đo lường Brand Health – Sức khỏe thương hiệu

Có rất nhiều cách để đo lường Brand Health. Nhưng việc sử dụng các chỉ số định lượng là cách đơn giản nhất để kiểm tra sức khỏe thương hiệu của bạn. Dưới dây là một số kênh đo lường cơ bản:

Social Listening

Các công cụ social listening (thu thập các thông tin dữ liệu trên nền tảng digital) là một cách làm hay để lắng nghe công chúng nghĩ gì về bạn.

Social Listening

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể đánh giá brand awareness của mình thông qua số lượng mentions trên các nền tảng mạng xã hội, so sánh chúng với đối thủ cạnh tranh,…

Thậm chí, bạn còn có thể biết được những mentions đó là tích cực hay tiêu cực. Nếu là tiêu cực, hẳn là brand positioning của thương hiệu bạn có vấn đề.

Thông qua các mạng xã hội chia sẻ nội dung kiểu Reddit hay Twitter, bạn còn nhận thức được nhân viên đang nghĩ gì về mình, từ đó cải thiện employee engagement.

Market Research – Khảo sát thị trường

Một cách khác để đánh giá brand health, đó là Market Research – khảo sát thị trường.

Bạn có thể thu thập thông tin từ khách hàng qua survey, để nhận biết xem mức độ nhận biết và đánh giá của họ về thương hiệu bạn.

Market research

Các chiến dịch digital marketing 

Các số liệu về sức khỏe thương hiệu có thể được theo dõi thông qua các chiến dịch marketing qua các chỉ số hiệu suất chính như tỷ lệ mở, tỷ lệ nhấp và tỷ lệ chuyển đổi. Điều này có thể cung cấp cho doanh nghiệp thông tin vô giá về hiệu quả của các chiến dịch của họ và giúp họ xác định các lĩnh vực cần cải thiện.

Top 10 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu 2023 theo báo cáo Brand Finance Global 500

Dịch vụ khách hàng

Có thể đo lường sức khỏe thương hiệu thông qua dịch vụ khách hàng bằng cách theo dõi các chỉ số hiệu suất chính như thời gian phản hồi và xếp hạng mức độ hài lòng của khách hàng. Phản hồi của khách hàng có thể cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn sâu sắc có giá trị về cách khách hàng nhìn nhận thương hiệu của họ và giúp họ xác định các lĩnh vực cần cải thiện.

Phân tích số liệu

Các số liệu về sức khỏe thương hiệu có thể được theo dõi thông qua các công cụ phân tích như Google Analytics và Adobe Analytics. Những công cụ này cung cấp cho các tổ chức thông tin chuyên sâu chi tiết về hiệu suất trang web, mức độ tương tác của khách hàng và các chỉ số quan trọng khác có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng thương hiệu.

Thậm chí, bạn còn có thể tham khảo ý kiến của một focus group (một nhóm bàn tròn với hiểu biết chuyên sâu về thương hiệu). Hỏi họ xem nhận xét và đánh giá về tình hình brand positioning và brand awareness của bạn hiện giờ ra sao. Trong quá trình tìm hiểu, rất có thể, bạn sẽ thu về cho mình một vài chỉ số định lượng có ý nghĩa.

Đây một trong những phương pháp đáng tin cậy nhất để đánh giá sức khỏe thương hiệu. Các nhóm tập trung cung cấp cho các tổ chức những hiểu biết sâu sắc trực tiếp về cảm tính của khách hàng và cho phép họ xác định các lĩnh vực cần cải thiện hoặc tập trung vào để nâng cao hình ảnh của họ trước công chúng.

Nguồn: Advertisingvietnam, ThiCao

Có thể bạn quan tâm:

Pet Influencer là gì? Xu hướng Marketing qua Pet Influencer

Khám phá 9 công cụ Content Marketing mới nhất 2023

Top 15 kênh podcast Marketing bằng tiếng anh tốt nhất 2023

 

Bài viết trước

Bài viết liên quan

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn hãy lấy mã theo các bước để có thể tải file nhé:

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)

Hotline tư vấn

Hoặc để lại số điện thoại để MeWeb liên hệ

popup-nghi-le-tet-duong-lich-2024