MeWeb
Tận Tâm - Trách Nhiệm - Chuẩn SEO - Thân Thiện

Giải đáp kích thước Website có ảnh hưởng đến SEO và UX-UI không?

kich-thuoc-website-co-anh-huong-den-seo-va-ux-ui-khong
5/5 - (1 bình chọn)

Bạn đang thắc mắc liệu rằng “Giải đáp kích thước Website có ảnh hưởng đến SEO và UX-UI không?” Vậy mời bạn đọc cùng MeWeb sẽ tìm hiểu câu trả lời về tầm quan trọng của kích thước website và cách nó ảnh hưởng đến SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) và trải nghiệm người dùng (UX-UI) tại bài viết này nhé !

Kích thước Website là gì?

Kích thước website có thể hiểu đơn giản là dung lượng dữ liệu mà trang web của bạn chiếm giữ trên máy chủ và cần được tải xuống trên trình duyệt của người dùng khi họ truy cập vào. Kích thước này được tính bằng đơn vị đo lường dung lượng dữ liệu, thường là kilobyte (KB) hoặc megabyte (MB).

Kích thước website bao gồm tất cả các thành phần trang web như HTML, CSS, JavaScript, hình ảnh, video và các tài nguyên khác. Các yếu tố này cùng nhau tạo nên web và ảnh hưởng đến thời gian tải trang và trải nghiệm của người dùng. Để tối ưu hóa người phát triển web có thể sử dụng các kỹ thuật như tối ưu hóa ảnh, nén tệp CSS, JavaScript, loại bỏ mã không cần thiết và sử dụng các công cụ tối ưu hóa để giảm kích thước file. Mục tiêu là làm cho kích thước web tối ưu nhưng vẫn đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt và tốc độ tải trang nhanh.

kich-thuoc-website-la-gi

Để tìm được lời Giải đáp kích thước Website có ảnh hưởng đến SEO và UX-UI không? hãy cũng đọc đến bài viết để có cái hình tổng quan nhất nhé!

Tổng quan về kích thước website

1. Phân loại kích thước website

Khi thiết kế website bạn cần lưu ý một số kích thước sau đây:

  • Fixed layout (kích thước chuẩn):

Đây là kích thước cố định và không thay đổi mặc dù bạn có thay đổi kích thước màn hình hay không.

Ví dụ: Web được thiết kế với kích thước rộng cố định là 1200px. Khi người dùng thay đổi kích thước màn hình, nội dung web sẽ không thay đổi và có thể hiển thị ngang hoặc xuống dưới nếu màn hình nhỏ hơn kích thước thiết kế.

Kích thước website chuẩn

  • Fluid layout (kích thước lưu động):

Là kích thước được tính theo tỷ lệ phần trăm (%), dẫn đến việc thay đổi tự động khi kích thước màn hình thay đổi để phù hợp với trình duyệt.

Ví dụ: Website được thiết kế với kích thước rộng là 100% của màn hình. Khi người dùng thay đổi kích thước màn hình, nội dung trang web sẽ tự điều chỉnh để phù hợp với kích thước mới, đảm bảo trải nghiệm tốt trên các thiết bị và kích thước màn hình khác nhau.

  • Elastic layout (kích thước co giãn):

Là sự kết hợp giữa kích thước chuẩn (fixed layout) và kích thước lưu động (fluid layout).

Ví dụ: Một trang web được thiết kế với kích thước rộng cố định là 1200px cho màn hình rộng, nhưng cũng sử dụng đơn vị % để điều chỉnh kích thước và căn chỉnh nội dung trong phạm vi kích thước đó. Khi kích thước màn hình thay đổi, nội dung sẽ co giãn hoặc co lại để phù hợp với kích thước mới, giữ nguyên tỷ lệ và bố cục ban đầu.

Xem thêm  Khám phá 9 công cụ Content Marketing mới nhất 2023

=> Việc lựa chọn kích thước thiết kế phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu trang web bạn hướng đến, cũng như trải nghiệm người dùng.

2. Đơn vị tính được sử dụng trong kích thước website

Trong thiết kế website, chúng ta sử dụng các đơn vị tính để xác định kích thước và khoảng cách giữa các phần tử, một số đơn vị tính phổ biến như:

Pixel (px): là đơn vị đo kích thước cơ bản trong thiết kế web. Một pixel tương đương với một điểm ảnh trên màn hình. Chúng ta sử dụng px để định rõ chiều rộng, chiều cao, và kích thước của các phần tử như văn bản, hình ảnh, biểu đồ, và các khung viền.

Percent (%): được sử dụng để xác định kích thước và tỷ lệ dựa trên phần trăm của một phần hoặc một vùng cụ thể. Ví dụ, bạn có thể đặt chiều rộng của một phần tử là 50% của kích thước vùng chứa, điều này cho phép phần tử co giãn và thích ứng với kích thước của vùng chứa đó

Em (em): là một đơn vị đo kích thước tương đối được sử dụng trong CSS. Giá trị em được tính toán dựa trên kích thước của phần tử cha hoặc phần tử gốc, giúp tạo ra một cấu trúc linh hoạt và dễ quản lý.

Rem (root em): cũng là một đơn vị đo kích thước tương đối tương tự như em. Tuy nhiên, giá trị rem được tính toán dựa trên kích thước của phần tử gốc (root) thay vì phần tử cha như em. Điều này giúp xác định kích thước của các phần tử dựa trên kích thước gốc của web, đảm bảo tính nhất quán và dễ dàng điều chỉnh.

Tất tần tật ưu nhược điểm của từng loại kích thước website

Fixed Layout Fluid Layout Elastic Layout
Ưu điểm – Thiết kế đơn giản, dễ triển khai – Tính linh hoạt trên nhiều kích thước màn hình – Kết hợp tính linh hoạt và kích thước cố định
– Kiểm soát chính xác vị trí và kích thước phần tử – Tự động điều chỉnh kích thước theo màn hình – Co giãn một phần để thích ứng với màn hình
– Thời gian phát triển ngắn, dễ quản lý – Tốt cho trang web đa thiết bị và đa nền tảng – Tự điều chỉnh để phù hợp với mọi kích thước
Nhược điểm – Không linh hoạt, không thích ứng với các kích thước màn hình khác nhau – Có thể gây ra trình duyệt kéo dãn quá mức – Khó điều chỉnh chi tiết vì có tính co giãn
– Không tương thích với các thiết bị và màn hình nhỏ – Có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và bố cục của trang web – Khó điều chỉnh với các vùng chứa lớn hơn
– Khó tạo trải nghiệm tốt trên thiết bị di động – Yêu cầu thiết kế và kiểm thử kỹ lưỡng để đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt – Yêu cầu quản lý kỹ thuật cao hơn
Xem thêm  Top 9+ app quản lý Fanpage Facebook miễn phí, hiệu quả nhất hiện nay

Công cụ giúp bạn thay đổi kích thước website dễ dàng

Có một số công cụ hữu ích để bạn thay đổi kích thước website dễ dàng phổ biến như:

1. Responsive Design Mode trong trình duyệt:

Các trình duyệt web phổ biến như Google Chrome, Mozilla Firefox và Safari cung cấp chế độ thiết kế phản ứng (responsive design mode) giúp bạn xem và kiểm tra website trên các kích thước màn hình khác nhau.
Để truy cập vào chế độ này, bạn có thể nhấp chuột phải trên trang web và chọn “Kiểm tra/Điều chỉnh” (Inspect/Inspect Element) để mở công cụ phát triển, sau đó chọn biểu tượng điện thoại di động hoặc máy tính bảng để thay đổi kích thước màn hình.
Responsive-Design-Mode

2. Thư viện CSS và framework:

Có thể kể đến như Bootstrap, Foundation, và Material-UI cung cấp các lớp và thành phần sẵn có để điều chỉnh kích thước website một cách linh hoạt.
thu-vien-CSS

3. Công cụ khác:

Có nhiều công cụ trực tuyến mà bạn có thể sử dụng để thay đổi kích thước trang web khác như Responsive Design Checker, Resizer, Blisk, Responsive Test Tool,…Những công cụ này cho phép bạn nhập URL web hoặc tải lên trang web của bạn và xem nó trên các kích thước màn hình khác nhau để kiểm tra và điều chỉnh.

Giải đáp kích thước Website có ảnh hưởng đến SEO và UX-UI không?

Kích thước website ảnh hưởng đến SEO và UX-UI, cụ thể:

1. Kích thước Website có ảnh hưởng đến SEO

– Tốc độ tải trang: Kích thước website bao gồm ảnh, tệp CSS và JavaScript, có thể ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. Mà tốc độ tải trang lại là một yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm.

Nếu kích thước ảnh quá lớn và chưa được tối ưu; hoặc sử dụng hosting không phù hợp làm web tải chậm, nó có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web trên kết quả tìm kiếm. Và ngược lại

kich-thuoc-website-co-anh-huong-den-seo-va-ux-ui-khong

2. Kích thước Website có ảnh hưởng đến UX-UI

Ghi chú: Trải nghiệm người dùng (UX) và giao diện người dùng (UI):

Thời gian tải trang nhanh, người dùng sẽ có trải nghiệm tốt hơn vì họ không phải đợi quá lâu để xem nội dung. Giúp tăng cường UX và giữ được sự quan tâm của người dùng.

  • Tương tác người dùng: Khi một trang web có kích thước lớn, nó có thể gây khó khăn cho người dùng khi tương tác với các phần tử trên trang. Ví dụ, nếu một nút hoặc một phần trong web bị lỗi, không tải được hoặc tải lâu khi người dùng nhấn vào, điều này có thể tạo ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến UX.
  • Tương thích di động: Kích thước website lớn có thể gây khó khăn cho việc hiển thị trên các thiết bị di động. Trang web phải được thiết kế và tối ưu hóa để đảm bảo hiển thị tốt trên các kích thước màn hình khác nhau. Nếu web quá nặng, nó có thể dẫn đến việc hiển thị sai hoặc chậm trên thiết bị di động, gây ảnh hưởng xấu đến UX.

UX-UI

Tóm tắt, Kích thước website có ảnh hưởng đến SEO và Kích thước website có ảnh hưởng đến UX-UI. Việc tối ưu hóa kích thước website là một bước quan trọng để đảm bảo tốc độ tải trang nhanh, tương tác mượt mà và tương thích di động, đồng thời cải thiện cả SEO và trải nghiệm của người dùng.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian truy cập và đọc những chia sẻ của mình, hy vọng những thông tin từ bài viết Giải đáp kích thước Website có ảnh hưởng đến SEO và UX-UI không? sẽ hữu ích với bạn. 

Cần hỗ trợ hay giải đáp các vấn đề về website đừng ngại inbox mình qua Zalo Lê Thị Mỹ Trinh nhé!

Có thể bạn quan tâm: 

Bài viết trước

Bài viết liên quan

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)

Hotline tư vấn

Hoặc để lại số điện thoại để MeWeb liên hệ

popup-nghi-le-tet-duong-lich-2024